TP. Cần Thơ: Sai phạm hậu cổ phần hoá - Nhà nước thua lỗ, nhà đầu tư mất tiền

 Admin    Thứ ba - 22/06/2021 07:53
Cổ phần hóa về thực chất là quá trình chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Nhằm huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

 

 TP. Cần Thơ: Sai phạm hậu cổ phần hoá - Nhà nước thua lỗ, nhà đầu tư mất tiền

 

Kỳ 1: TP. Cần Thơ: Sai phạm hậu cổ phần hoá: Nhà nước thua lỗ, nhà đầu tư mất tiền - Ảnh 1.

Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, đã không tránh khỏi những yếu kém, thất thoát . 

Câu chuyện từ việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần

Ngày 26/8/2004, căn cứ Nghị định số 64/2002/ CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phẩn, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ ban hành Quyết định số 2629/QĐ-CT.UB về việc chuyển Nhà máy Chế biến thực phẩm xuất khẩu thuộc Nông trường Sông Hậu thành Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Sông Hậu. 

Kỳ 1: TP. Cần Thơ: Sai phạm hậu cổ phần hoá: Nhà nước thua lỗ, nhà đầu tư mất tiền - Ảnh 2.

Theo phương án cổ phần hóa Nhà máy Chế biến thực phẩm xuất khẩu thuộc Nông trường Sông Hậu thành Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Sông Hậu (Công ty Sohafood): Vốn điều lệ của công ty cổ phần: 15.500.000.000 đồng (Mười lăm tỷ năm trăm triệu đồng). Trong đó:

- Tỷ lệ cổ phần Nhà nước là 50% vốn điều lệ, bằng 7.750.000.000 đồng (Bảy tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng).

- Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp là 15% vốn điều lệ, bằng 2.325.000.000 đồng (Hai tỷ ba trăm hai mươi lăm triệu đồng)  

- Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp là: 35% vốn điều lệ, bằng 5.425.000.000 đồng (Năm tỷ bốn trăm hai mươi lăm triệu đồng).

Giá trị doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm cổ phần hóa (giá trị thực tế của doanh nghiệp nhà nước): 17.851.231.131 đồng. 

Công ty Sohafood kinh doanh các ngành nghề: sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu thủy sản, thực phẩm đóng hộp… và các ngành nghề khác trong phạm vi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho phép. Hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.

Ngày 02/12/2004, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000119, đăng ký lần đầu cho Công ty Sohafood.

 Doanh nghiệp lao đao vì cá nhân thao túng 

Ngày 09/01/2012, căn cứ Biên bản họp Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Sohafood, Người đại diện theo pháp luật của Công ty - ông Trần Thanh Long, chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc ký ban hành Nghị quyết HĐQT: “Đồng ý thông qua đơn từ nhiệm của ông Trần Thanh Long xin rút khỏi vị trí Giám đốc Công ty CP Chế biến Thực phẩm Sông Hậu, đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Thanh vào vị trí Giám đốc Công ty CP Chế biến Thực phẩm Sông Hậu, kể từ ngày 01/02/2012”. Quyết nghị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Kỳ 1: TP. Cần Thơ: Sai phạm hậu cổ phần hoá: Nhà nước thua lỗ, nhà đầu tư mất tiền - Ảnh 3.

Cũng trong ngày 09/01/2012, với tư cách Chủ tịch HĐQT Công ty Sohafood, ông Trần Thanh Long đã ký Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Công ty cho ông Nguyền Tấn Thanh. Quyết định có hiệu lực vào ngày 01/02/2012.

 Như một món quà trao tặng cho ông Nguyễn Tấn Thanh khi vừa nhậm chức Giám đốc, ngày 01/02/2012, ông Trần Thanh Long – Chủ tịch HĐQT đã ký Giấy ủy quyền số 60/UQ-SHF.2012 cho ông Nguyễn Tấn Thanh – Giám đốc Công ty Sohafood, với nội dung:

 Phạm vi ủy quyền: “Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến Thực phẩm Sông Hậu ủy quyền cho ông Nguyễn Tấn Thanh – Giám đốc Công ty được quyền ký hồ sơ và các văn bản, giấy tờ vay vốn, giao dịch tại ngân hàng No & PTNT TP. Cần Thơ:

- Hạn mức tín dụng: 100.000.000.000 đồng (Một trăm tỷ đồng). 

- Hạn mức chiết khấu: 1.000.000 USD (Một triệu dollar Mỹ)

- Tỷ lệ chiết khấu: 90% bộ chứng từ.

- Thời hạn hạn mức: 12 tháng.

Đồng ý cử ông Nguyễn Tấn Thanh, chức vụ Giám đốc làm đại diện ký kết, thực hiện các hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và người bảo lãnh của bên thứ ba với ngân hàng No & PTNT TP. Cần Thơ theo quy định của pháp luật.

 Thời hạn ủy quyền: Từ ngày 01/02/2012 đến ngày 01/02/2018”.

Chủ tịch HĐQT Công ty ký văn bản ủy quyền cho Giám đốc Công ty Sohafood được làm đại diện ký kết, thực hiện các hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và người bảo lãnh của bên thứ ba với ngân hàng có đúng theo quy định của pháp luật?

Trước đó, ngày 16/7/2011, HĐQT Công ty Sohafood đã họp về việc vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh TP. Cần Thơ (Agribank – Cần Thơ) theo tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, HĐQT thống nhất nội dung: 

 “1. Đồng ý để Công ty Sohafood vay vốn tại ngân hàng Agribank – Cần Thơ với số tiền vay tối đa là 60 tỷ đồng. 

 2. Đồng ý cử ông Trần Thanh Long – chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty làm đại diện ký kết, thực hiện các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, các chứng từ liên quan đến việc vay vốn tại ngân hàng Agribank – Cần Thơ”. '

Kỳ 1: TP. Cần Thơ: Sai phạm hậu cổ phần hoá: Nhà nước thua lỗ, nhà đầu tư mất tiền - Ảnh 4.

 Vào thời điểm năm 2009, theo nội dung Giấy CNĐKKD và Đăng ký thuế số 180057206 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ cấp lại và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho Công ty Sohafood, thể hiện vốn điều lệ vẫn là 45.000.000.000 đồng. Trong đó, phần vốn của nhà nước chỉ còn lại số tiền 4.628.870.000 đồng (462.887 cổ phần), tỷ lệ vốn nhà nước chỉ còn 10,28%. Nhưng không phải do nhà nước thoái vốn. 

 Vào thời điểm thành lập (ngày 02/12/2004), vốn điều lệ của nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp này là 77.529 cổ phần, tương đương 7.752.900.000 (50% vốn điều lệ công ty). Đến ngày 09/5/2008, thời điểm doanh nghiệp đăng ký thay đổi và cấp lại lần 3 Giấy CNĐKKD, số cổ phần do nhà nước nắm giữ đã tăng lên 1.162.887 cổ phần, vốn điều lệ là 11.628.870.000 đồng. Tỷ lệ nguồn vốn năm 2008 so với năm 2004 tăng trưởng hơn 150%. Đến năm 2009, nếu so với vốn điều lệ tại thời điểm năm 2004, số vốn cổ phần nhà nước quản lý chỉ còn lại 25%/ tổng vốn điều lệ. Phải chăng, sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp, địa phương đã không chú trọng đến việc thoái vốn, không có công tác thanh tra – kiểm tra chặt chẽ dẫn đến nhà nước thua lỗ, nhà đầu tư mất tiền? 

(Còn tiếp kỳ sau)

 

 

Tác giả bài viết: Minh Chánh - Đoàn Duy

 

Tác giả bài viết: Minh Chánh - Đoàn Duy

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
VGS
MXHV
THÔNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay7,714
  • Tháng hiện tại156,768
  • Tổng lượt truy cập14,051,288
THĂM DÒ Ý KIẾN

Top mạng xã hội cập nhật xu hướng, tin tức, giải trí phổ biến 2020?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây