- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm: Đây là văn bản thể hiện nguyện vọng đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bao gồm thông tin về tên hộ kinh doanh, địa điểm hoạt động, ngành nghề kinh doanh, số vốn đăng ký và thông tin người đại diện.
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân: Bao gồm bản sao có chứng thực của Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình (nếu có).
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình: Trong trường hợp hộ kinh doanh có nhiều thành viên, cần có biên bản họp thống nhất về việc thành lập hộ kinh doanh, xác định người đại diện hợp pháp.
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình: Nếu các thành viên hộ gia đình cùng đăng ký hộ kinh doanh, cần có văn bản ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
Ngoài các giấy tờ trên, tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh dạy thêm còn phải thực hiện công khai thông tin về môn học, thời gian, địa điểm, danh sách giáo viên và mức học phí trên cổng thông tin điện tử hoặc tại trụ sở theo quy định của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT. Hồ sơ đăng ký được nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Lưu ý, theo Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDDT các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm, bao gồm: "Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống; Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường".
Sau khi đăng ký kinh doanh, các cá nhân, tổ chức dạy thêm sẽ cần phải thực hiện, tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan, ngoài ra kê khai và nộp thuế, lệ phí, thực hiện các nghĩa vụ theo quy định pháp luật.