Để vay được tài sản, giữa người vay và người cho vay chỉ căn cứ vào “lòng tin”, mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè… Mà không có bất cứ tài sản hoặc sự ràng buộc nào khác về trách nhiệm trả nợ. Thủ tục giấy nợ thì đơn giản, nhanh gọn bằng miệng hoặc những tờ biên nhận viết một cách qua loa. Ở một góc độ nào đó, các hợp đồng vay tài sản như vậy đã giúp cho nhiều người kịp thời có vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, lợi ích như trên là rất ít, thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp người cho vay không thể lấy lại được tài sản của mình. Khi từ phía người vay không có khả năng thanh toán, gặp khó khăn hay làm ăn thua lỗ, họ đưa ra rất nhiều lý do xin “khất” nợ người cho vay, thậm chí nói rõ là không có tiền để trả nợ.
Cụ thể vừa qua đã có một sự việc như sau, theo đơn trình bày gửi đến các cơ quan chức năng, ông Trần Trung Tính cho biết đã cho bạn là Lê Thị Hồng L. mượn số tiền 435 triệu đồng để mua sắt thép xây cầu nhưng đến nay vẫn chưa được hoàn trả: “Tôi đưa bà L. mượn số tiền 435 triệu đồng để mua sắt thép thực hiện dự án xây 3 cây cầu cho công ty Điện gió Lạc Hoà 2 tỉnh Sóc Trăng. Khi 3 cây cầu sắp được hoàn thành thì bà L. kẹt vốn nên đã gặp và đề nghị tôi cho vay số tiền 435 triệu đồng, hứa sẽ thanh toán cho tôi trong vòng 7 ngày. Tôi tin ở bạn nên đã cho mượn số tiền nói trên (có đính kèm theo giấy nợ), nhưng từ ngày 8/9/2022 đến nay số tiền vẫn chưa được hoàn trả”.
Biên bản xác nhận đã nhận tiền giữa ông Tính và bà Loan
Theo thông tin tìm hiểu, thì bà L. cũng đã gặp vấn đề khó khăn, trong suốt quá trình cung ứng thiết bị, vật liệu cho công ty Điện gió Lạc Hoà 2 tỉnh Sóc Trăng, bà Loan đã vay mượn nhiều nơi, trong đó có tiền của tôi. Bà L. đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu công ty Điện gió Lạc Hoà 2 tỉnh Sóc Trăng thanh toán nhiều khoản tiền để trả cho các bên khác nhưng công ty đã phớt lờ mặc dù dự dán 3 cây cầu của công ty đã sắp hoàn thành và nghiệm thu. Vì vậy tôi mong rằng giữa công ty Điện gió Lạc Hoà 2 tỉnh Sóc Trăng và công ty L. có thể giải quyết thỏa đáng với nhau để số tiền của tôi nhanh chóng được hoàn trả”.
Được biết, số tiền 435 triệu đồng rất quan trọng đối với cuộc sống và gia đình của ông Tính. Để giải quyết những tranh chấp này, theo quy định của pháp luật hiện hành, có hai giải pháp đó là, khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc tố cáo đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét và xử lý. Hiện ông đã gửi đơn trình bày vụ việc đến các cơ quan chức năng và mong từ phía bà L. có hướng giải quyết để ông Tính được hoàn trả lại số tiền trên.
Nguồn: Tạp chí Nông thôn và Phát triển
- https://www.nongthonvaphattrien.vn/dieu-dung-khi-khong-duoc-hoan-tra-so-tien-da-cho-muon-a4356.html?zarsrc=30&utm_campaign=zalo&utm_medium=zalo&utm_source=zalo