CEO CẦN NGHIÊN CỨU KĨ SỰ THAY ĐỔI

 Admin    Thứ sáu - 08/10/2021 03:30
BBT: Những khủng hoảng có người sinh bệnh, suy giảm trí nhớ, sợ hết mọi thứ, bốc đồng. có người sinh tự kỉ, ở những đô thị, người kinh doanh tự do, thị dân, nhập cư thất nghiệp sanh hư, nhưng có những nhóm người vực dậy kinh tế, thay đổi. Chúng tôi mời Kỉ lục gia Thế giới chia sẻ
CEO CẦN NGHIÊN CỨU KĨ SỰ THAY ĐỔI

 

1. PV hỏi: Khủng hoảng tạo ra sự thay đổi kinh doanh như thế nào?

Tiến sĩ Mộc Quế:

Theo EY Future Consumer Index tháng 5/2020, 89% người tiêu dùng được khảo sát đang và sẽ thay đổi cách thức mua sắm, 76% đang và sẽ thay đổi cách lựa chọn sản phẩm và dịch vụ (SPDV), và tới một nửa (50%) có lẽ sẽ chỉ chi tiêu cho một số SPDV thiết yếu.

2. PV hỏi: Nhóm kinh doanh oto, bất động sản, nhóm cung ứng hàng hoá và siêu thị kinh doanh ra sao?

Tiến sĩ Mộc Quế:

Doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, bất động sản bán lẻ (nhóm siêu thị), cũng chịu một số ảnh hưởng tiêu cực từ những bất ổn của chuỗi cung ứng, nhu cầu và doanh thu sụt giảm. Tuy nhiên tác động của COVID-19 lên nhóm ngành này ít nghiêm trọng hơn và các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hoạt động ở trạng thái tương đối gần với giai đoạn trước đại dịch.

3. PV hỏi: Những ngành nào tiếp tục tăng trưởng sau dịch?

Tiến sĩ Mộc Quế:

Ở một cực khác, một số ngành và doanh nghiệp lại đang tìm thấy các cơ hội tăng trưởng và mở rộng, có thể kể đến như giao nhận điểm cuối (last-mile delivery), thương mai điện tử và công nghệ phục vụ tiêu dùng (consumer tech), hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và dược phẩm.

 

4. PV hỏi: Vậy chiến lược nào để doanh nghiệp tồn tại, thích ứng và sau đó tận dụng được các cơ hội để phát triển?

Tiến sĩ Mộc Quế:

Nhóm giải pháp đầu tiên: tập trung quản lý khủng hoảng và quản lý thanh khoản. Ví dụ, thiết lập đội phản ứng nhanh để xử lý các vấn đề bất thường phát sinh về an toàn lao động, nguồn cung ứng, nguyên liệu sản xuất. Đây là cách làm hiệu quả mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng.

Nhóm giải pháp thứ hai: hướng đến tạo ra những giá trị ngắn hạn thông qua việc rà soát và đưa ra các giải pháp có thể thực hiện ngay để tăng hiệu quả hoạt động và tăng dòng tiền. Các giải pháp có thể bao gồm rà soát lại danh mục đầu tư và bán hoặc thoái vốn thích hợp, phân bổ lại nguồn lực đầu tư nhằm tối ưu hiệu quả, và tối ưu các khoản vay.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng xem xét lại cơ cấu sản phẩm, cơ cấu khách hàng, và chính sách giá; rà soát lại công tác mua sắm và chi phí chuỗi cung ứng, tối ưu thuế và tối ưu vốn lưu động.

nhóm giải pháp thứ ba, doanh nghiệp cần tập trung vào chiến lược tái định vị, bao gồm cải tổ mô hình kinh doanh, xem xét lại mô hình tăng trưởng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, và cải tổ phương thức phản hồi, nhằm tương tác tốt và hiệu quả hơn với hành vi và nhu cầu khách hàng. Vì đây chính là nội dung cốt lõi trong giai đoạn “bình thường mới”.

 

5. PV hỏi: Chiến lược có thể đa dạng và thay đổi, nhưng doanh nghiệp có thể dựa vào các xu hướng phát triển nào để chuyển đổi trong dài hạn?

Tiến sĩ Mộc Quế: Có thể tham khảo 5 việc sau đây

Đầu tiên, các doanh nghiệp sẽ đề cao hơn tầm quan trọng của việc gia tăng sức chống đỡ trước các hoàn cảnh bất lợi (build resilience). Việc này sẽ bao gồm một số nội dung chính như:

Xây dựng các kịch bản ứng phó - đồng thời CEO xem xét sâu và rộng hơn các ảnh hưởng vĩ mô, thay vì tập trung chủ yếu vào các yếu tô vi mô như trước đây.

Chuyển đổi hoặc tái lập chuỗi cung ứng. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ phải kiểm soát tốt hơn sự gia tăng (tiềm ẩn) về chi phí của chuỗi cung ứng, do việc lựa chọn các nguồn cung đa dạng nhằm tránh tình trạng đứt gãy hoặc không sẵn sàng của chuỗi.

Tăng cường hoặc đa dạng các biện pháp bảo vệ người lao động, đồng thời, áp dụng tự động hóa trong sản xuất để từng bước tiết giảm sự phụ thuộc vào các yếu tố không hiệu quả, trong đó có chi phí nhân công.

Thứ hai, khả năng sẽ có sự hoán đổi vị trí các doanh nghiệp cùng ngành, mặc dù có thể không nhanh và năng động như sự hoán đổi của các ngành - do tác động của đại dịch. Các doanh nghiệp có bảng cân đối tài sản vững mạnh, đội ngũ quản lý tốt, có thể tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư trong giai đoạn hiện nay, sẽ có thể có cơ hội “một lần trong đời” để bứt phá và vươn lên dẫn dắt thị trường. Các doanh nghiệp được quản lý quá chặt chẽ lại có thể phải nhường cơ hội kinh doanh mới nhất thời và ngắn hạn cho những doanh nghiệp có khả năng thích ứng nhanh, linh hoạt và năng động trong thay đổi định hướng kinh doanh và chiến lược. 

Thứ ba, “vùng lợi nhuận” sẽ chuyển dịch trong chuỗi giá trị, hướng tới điểm chạm khách hàng (customer touch point). Hoạt động bán lẻ, kênh phân phối truyền thống trở nên ít quan trọng hơn, nhường chỗ cho những nền tảng số (digital platform) và lợi nhuận biên được tạo ra nhiều hơn ở hạ nguồn. Việc tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng từ phía doanh nghiệp sản xuất sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp giao nhận điểm cuối (last-mile delivery).

Thứ tư, việc ứng dụng robot và trí tuệ nhân tạo (AI) trong vận hành chuỗi cung ứng và các chức năng khác của doanh nghiệp, ngày càng trở nên rõ nét.

Thứ năm, hoạt động chuyển đổi số được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng, dẫn dắt sự liên kết giữa các mô hình kinh doanh truyền thống với nền tảng số. Bên cạnh đó, hoạt động M&A chiến lược và đầu tư vào những “doanh nghiệp kỳ lân” có thể trở nên sôi động hơn

Xin cảm ơn các bạn đã xem. Nếu thấy hay vui lòng like, share để cùng lan toả như sau:  Những ai cần huấn luyện tư duy phục hồi, vực dậy kinh tế, tái lập lại bản thân, mất trắng rồi đi tìm lại, tay nâng niu gom góp dựng cơ đồ thì bạn hãy tìm đến dự án Vực dậy nền kinh tế của Kỉ lục gia Thế giới (Zalo: 0903704146) để đươc học tập, tìm kiếm lại mối mang, phục hồi 5 nguồn lực (Trí lực, Tâm lực, Năng lực, Vật lực, Ngoại lực) trong 6 tháng các giới chủ được giúp 6 việc, có 1 văn phòng, có lớp học kinh doanh, có sản phẩm đi kinh doanh ngay, có cách tổ chức đại lí online, cách làm đại lí offline, cách xây dựng lại thương hiệu qua 6 tháng bán nhượng quyền thương hiệu, tạo vốn phục hồi lại sự nghiệp. 6 hoạt động tương đương 180 triệu đồng bạn có được đối tác để tái lập lại kinh tế vào sáng T3 hàng tuần, học sư phạm dạy nhân tài, chiều T3 học lại tổ chức kinh doanh, T5 học kinh doanh thương hiệu

 

 

Tác giả bài viết: Nhóm biên tập: Mỹ Linh. Lệ Hằng, David Võ, Mỹ Tiên, Cẩm Minh – thực hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
VGS
MXHV
THÔNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay5,744
  • Tháng hiện tại64,422
  • Tổng lượt truy cập13,471,244
THĂM DÒ Ý KIẾN

Top mạng xã hội cập nhật xu hướng, tin tức, giải trí phổ biến 2020?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây