Theo đó, trong 1 clip livestream của bà Phương Hằng vào cuối tháng 4 vừa qua, bà Hằng đã nói thẳng việc Nghệ sĩ Hoài Linh có quan hệ thân thiết với Hoàng Yên: một người làm người ta khóc, một người làm người ta cười nên rất thân nhau. Qua đó, bà Hằng còn nói thông qua một người, một cô nào đó đã nhắn tin và nói rằng có bị gì thì qua cho NS Hoài Linh bắt ma cho. Bà cũng khẳng định NS Hoài Linh là đồng bóng.
Thực tế, nhiều clip hầu đồng được tung ra với sự xuất hiện của NS Hoài Linh, chưa biết thực hư ra sao nhưng nhiều người cũng đã đưa ra bình luận với sự tiếc nuối một nhân tài như NS Hoài Linh.
Thực hư chuyện hầu đồng – có phải mê tín?
Hầu đồng, hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian thờ nữ thần mẹ đạo Mẫu. Người ta tin rằng thần linh sẽ nhập vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
Đây là một phần định nghĩa về hầu đồng, “Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian phổ biến ở VN. Mẫu là vị tối thượng, mọi người có thể tìm đến để chia sẻ những rắc rối, hy vọng, ước muốn. Điểm hấp dẫn nhất của tín ngưỡng này là nghi lễ lên đồng. Đây là nghi thức tâm linh độc đáo, khi ông đồng bà cốt mặc trang phục của thần linh, nhảy múa trong âm nhạc và lời ca miêu tả vị thần đó. Mọi người tận hưởng bầu không khí lễ hội vui tươi, say mê theo dõi hàng giờ không biết mệt vì được sống trong không gian tín ngưỡng độc đáo của riêng họ”
Được Unesco công nhận di sản văn hoá
Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO ghi rõ những yếu tố được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể gồm:
• Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, bao gồm ngôn ngữ là phương tiện của di sản phi vật thể
• Nghệ thuật trình diễn
• Tập quán xã hội, nghi lễ và các sự kiện lễ hội
• Kiến thức, tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ
• Nghề thủ công truyền thống.
Những nét nổi bật mang đậm bản sắc văn hoá hầu đồng
Nhộn nhịp nhất trong nghi lễ hầu đồng là khi các vị Thánh phát lộc và phán truyền. Lộc Thánh có thể bằng tiền, đồ vật (hoa quả, bánh trái, vật dụng...) mà theo quan niệm dân gian, là thứ thiêng liêng “Một chút lộc Thánh còn hơn gánh lộc trần”, chính vì vậy không khí lúc phát lộc này cực kì náo nhiệt.
Những lời phán truyền về tiền vận, hậu vận, các nghi lễ giải hạn cũng làm yên lòng các con nhang đệ tử! Kết thúc nghi lễ hầu đồng sẽ là bữa ăn của các con nhang đệ tử, coi đó như là lộc Thánh ban mà ai cũng hồ hởi muốn tận hưởng! Có thể nói, đến với hầu đồng, người dân mang niềm tin trong tâm linh nên mọi người thường rất háo hức để nhận lễ.
Nét đặc sắc nhất của hầu đồng chính là hát chầu văn. Nếu hầu bóng là nghi lễ chính của tín ngưỡng thờ Mẫu, thì chầu văn chính là nhạc lễ của tín ngưỡng này với nhiều làn điệu, có nhiều dị bản cả về ca từ lẫn giai điệu. Khi kết hợp với không khí hầu bóng với khăn chầu, áo ngự với hương khói và cả không khí phấn khích của dàn nhạc, các nghệ sĩ hát văn nhiều khi ngẫu hứng cải biên thêm bớt hoặc bỗng thêm vào làn điệu của các loại dân ca khác như quan họ, ca Huế… Vì lẽ đó mà hầu bóng người ta thấy có cả chèo, tuồng, dân ca ba miền…đủ mọi thể loại. Chính vì sự đa dạng và sáng tạo trong cách hát chầu mà đây được coi là điểm nhấn giúp cho người nước ngoài càng thích thú với sự đa dạng của văn hoá văn nghệ 3 miền Việt Nam.
Hầu đồng có phải là mê tín?
Như vậy, hầu đồng vốn được xem là một nghi thức giao lưu văn hoá cộng đồng được sự công nhận của thế giới. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng vào tín ngưỡng để hành nghề buôn Thần, bán Thánh, tuyên truyền mê tín dị đoan. Điều này ảnh hưởng nghiêm đến hình ảnh của nét văn hoá tín ngưỡng của “hầu đồng”.
Theo luật sư Quang Vượng – Giám đốc công ty luật Quang Vượng chia sẻ trên báo An ninh Thủ đô thì “hành nghề mê tin dị đoan được thể hiện dưới một trong những hình thức bói toán, đồng bóng hoặc hình thức mê tín, dị đoan khác, trong đó đồng bóng được hiểu là cho thần thánh mượn thân thể nhập vào”.
Từ đó, theo qui định của Pháp Luật thì người nào hành nghề mê tín dị đoạn mới phạm tội, nghĩa là lấy thu nhập từ việc lên đồng làm nguồn sống chính. Còn lại, có đồng bóng nhưng không thu lợi nhuận thì không xem là vi phạm hình sự. Nghĩa là người hầu đồng, hầu bóng lợi dụng lòng tin của người khác để nói lên điều sai sự thật để trục lợi thì phải được trừng trị thích đáng.
Nghệ sĩ Hoài Linh liệu có phạm tội?
Như vậy, việc hầu bóng của NS Hoài Linh không vi phạm pháp luật vì hầu đồng không bị xem là mê tín dị đoan nếu làm đúng thủ tục của một nét văn hoá tín ngưỡng. Ngược lại, nếu thu thập được chứng cớ cho rằng NS Hoài Linh đang thu tiền, lợi dụng lòng tin trục lợi với số tiền lên đến bạc tỉ sẽ là vấn đề cần được pháp luật can thiệp và làm rõ. Bà Hằng nhận định NS Hoài Linh đang vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đây vẫn là ý kiến một phía từ bà!
Hiện tại phía NS Hoài Linh vẫn giữ im lặng làm cho khán giả hâm mộ và người dân tiếp tục đau tim chờ đợi kết quả.
Tác giả bài viết: Hoa Trúc
Nguồn tin: https://giaitri.arttimes.vn