6. PV: Ngoài rừng thiên nhiên và tự trồng, thì hoa cảnh có phải là một sản phẩm kinh tế sinh thái không?
Tiến sĩ Mộc Quế:
- Giữ không khí trong lành, giữ nước thuần khiến thiên nhiên và hơn là giữ tấm lòng vì đồng bào, vì người tiêu dùng, bạn sẽ có nền tảng lập kế hoạch phục hồi
- Hiện nay, cả nước có khoảng 35.000ha tập trung chuyên canh hoa và cây cảnh, phân bổ đều ở cả 2 miền.
- Mức tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị ha gấp 3 lần, hình thành nhiều mô hình sản xuất hoa, cây cảnh đạt từ 0,8 – 2,5 tỷ đồng/ha/năm
- Hoạt động sản xuất và kinh doanh hoa cây cảnh có những đóng góp tích cực trong kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD của nhóm ngành rau hoa quả
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo thêm công ăn việc làm, làm cải thiện môi trường sống trong lành, tạo điểm nhấn trong xây dựng NTM và đô thị văn minh
- Tức là ngoài trồng rừng, giữ sản vật thiên nhiên của rừng, rừng sẽ giữ nước sạch, rừng sẽ nuôi hệ sinh thái, nước, sông, rạch, không khí, đa dạng sinh học. Ở đồng bằng trồng hoa cảnh, cảnh quan sẽ làm suy nghĩ trở lại tình người, giữ thiên nhiên, sẽ giúp nhà hoạch định CEO, lập KH kinh doanh hoà bình và tiêu diệt cái ác
7. PV: Sản xuất hoa, cây cảnh đưa sản phẩm nông nghiệp vào đô thị tạo rừng trong phố như Đan Mạch, Hà Lan, Singpore, Van Couver, Canada, đó là kinh tế sinh thái? Vậy vực dậy kinh tế bắt đầu từ tư duy thiên nhiên sinh thái, thì mạch viết kế hoạch sẽ hiền lành, hài hoà, cân bằng mới phục hồi kinh tế được
Tiến sĩ Mộc Quế
- Vai trò phát triển hoa cây cảnh trong xây dựng NTM, đô thị văn mình và tái cấu trúc ngành nông nghiệp hàng hoá theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tư vấn phản biện chính sách để hoa cây cảnh thực sự là ngành kinh tế sinh thái trong xây dựng NTM, như Hà Tĩnh đã làm năm 2012, chúng tôi đã giúp sức từ 10 năm qua
- Việc đầu tiên là người dân phục hồi, bảo vệ rừng, đưa cây cảnh vào gia đình, đường làng, với sáng kiến của Tsĩ Mộc Quế là xây dựng đường làng Xanh, thôn chuyên canh, phố chuyên ngành, tạo ra hệ thống tư duy Xanh từ đầu, để phục hồi kinh tế, từ đó giúp con người trở nên lạc quan hơn, cải thiện tinh thần, kinh tế ôn hoà và mềm mỏng trong phục hồi
8. PV: Cụ thể hoá tạo ra kinh tế Xanh trong đó có kinh tế sinh thái và kinh tế tuần hoàn? Vấn đề này có quan trọng đối với nhà hoạch định không?
Tiến sĩ Mộc Quế
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặt mục tiêu: Xây dựng kinh tế tuần hoàn là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững bằng việc tích cực thực hiện các hành động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên quy mô lớn trong 10 năm tới
- Kêu gọi hành động khẩn cấp của tất cả các quốc gia bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn rừng, biển, đại dương và giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu
- Hướng tới một nền kinh tế cacbon trung tính, không phát thải vào năm 2059
- Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế Xanh, kinh tế phát thải cacbon thấp là xu thế tất yếu của thời đại
- Nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì sức khoẻ của người dân, môi trường thiên nhiên và trái đất, như Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Yên Bái.. Nơi 15 năm trước chúng tôi đi đến làm việc, huấn luyện tận cơ sở, ý tưởng kinh tế sinh thái đã đi vào lòng dân
- Nhiều quốc gia trên thế giới, như các nước thuộc Liên hiệp Châu Âu (đi đầu là Hà Lan, Đức, Phần Lan và Đan Mạch), Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đang chuyển đối mạnh mẽ sang kinh tế tuần hoàn
- Nghị quyết Trung ương về Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam khẳng định trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân phải học tập kinh nghiệm của các nước và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam để tận dụng các cơ hội hợp tác về tiếp nhận chuyển giao các công nghệ về thiết bị, chế tạo chuyển đổi số nhằm phát triển thành công kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
- Như vậy, khi viết 1 kế hoạch vực dậy nền kinh tế là phải biết những biện pháp vực dậy có nội dung giải pháp cân bằng sinh thái, làm mô hình tuần hoàn, từ ý tưởng Xanh đến tín dụng Xanh đến với sản xuất Xanh, tiêu dùng Xanh, tận dụng tái chế phế thải của sản phẩm, làm nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sức khoẻ, tức nhân quả.... có dự trù kinh phí trong các việc này. Không để như đại dịch, CEO tư duy nháo nhào, không dự liệu, không dự phòng, người dân không để dành, không tiết kiệm, nên xảy ra thiếu, đói, khủng hoảng cuộc sống
- Chính cân bằng thiên nhiên, không hoá chất, không chèn ép không khí, từ đó sự cân bằng dần trở thành nguyên nhân để người lập kế hoạch không diệt tận thiên nhiên và giảm tranh chấp xuống, sống lương thiện, kinh doanh tử tế, cho nên lập kế hoạch phục hồi kinh tế phải bắt đầu từ thiên nhiên và con người
Kết luận: Như vậy, kinh tế Xanh là chủ trương chung của 200 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam trong Liên hiệp quốc, từ nước nghèo, nước lạc hậu, còn thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phải giảm rác thải, phải làm kinh tế tuần hoàn, bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn, tái tạo môi trường, từ đó sẽ dẫn tới môi trường bình ổn: sẽ giảm dịch bệnh, giảm ô nhiễm, cân bằng sinh thái. Từ đó tạo kinh tế Xanh, tạo ý tưởng sống Xanh, tạo ra tài chính, tín dụng Xanh, môi trường Xanh, dẫn tới hạnh phúc Xanh. Nếu bạn thấy đúng, xin like, share để các CEO, chủ DN xem qua, nhìn lại và viết kế hoạch phục hồi kinh tế với tâm hoà bình theo hướng kinh tế tuần hoàn, tiến tới nền kinh tế Xanh như Liên hiệp quốc đã định hướng. Xin góp ý, chia sẻ qua zalo 0903704146.
Trân trọng cảm ơn
(Xem tiếp phần 3)