|
|
Một số tác phẩm về Bác Hồ của họa sĩ Xuân Phúc |
Với hơn 40 năm hoạt động liên tục, không ngừng học tập sáng tạo nghệ thuật, họa sĩ Xuân phúc đã cho ra đời hơn 2000 bức tranh về Bác Hồ với nhiều khung cảnh khác nhau như: “Bác Hồ với bộ đội”, “Bác Hồ chào”, “Bác Hồ đọc báo”, “Bác Hồ với công an”…được ông khắc họa lên một cách “chân thực và sống động” sẽ làm rung động cảm xúc, đem lại sự ngạc nhiên và thán phục với bất kỳ ai khi nhìn thấy. Điều tôi thán phục hơn nữa là người họa sĩ này chưa từng được đào tạo qua trường lớp mỹ thuật, hội họa nào.
Tranh về đề tài quê hương đất nước con người, của họa sĩ Xuân Phúc |
Tranh về đề tài quê hương đất nước con người, của họa sĩ Xuân Phúc |
Tranh về đề tài quê hương đất nước con người, của họa sĩ Xuân Phúc |
Tranh về đề tài quê hương đất nước con người, của họa sĩ Xuân Phúc |
Cái “duyên” khi chuyên vẽ tranh về Bác Hồ
Họa sĩ Xuân Phúc tâm sự: Từ khi còn nhỏ lúc mới 5, 6 tuổi ông đã được ba mình là họa sĩ Trần Xuân Vị dạy vẽ, lúc đó ông được dạy vẽ tranh tự do, theo kiểu thích vẽ gì thì vẽ, nhưng lúc đó không hiểu sao ông lại thích vẽ tranh chân dung Bác Hồ hơn cả. Cái “duyên” để ông theo con đường họa sĩ “chuyên nghiệp” là bắt đầu từ năm 1981, khi ông đi bộ đội tại Sư đoàn 442, Quân khu IV, đóng trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Những năm tháng trong quân ngũ với công tác tuyên huấn, khi biết được khả năng vẽ tranh của ông, lãnh đạo đơn vị liền giao cho ông vẽ các loại tranh cổ động, tuyên truyền theo nhiệm vụ chính trị của đơn vị, những tranh ảnh tuyên truyền do ông vẽ hầu hết đều đi kèm với hình ảnh chân dung của Bác Hồ. Bức tranh đầu tiên của ông được bạn bè biết tới và trầm trồ khen ngợi là bức vẽ về Bác Hồ bằng khổ lớn được treo tại phòng truyền thống của Sư đoàn. Sau thời gian ra quân, họa sĩ Xuân Phúc về công tác tại nhiều đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa, và nơi đây ông vẫn tiếp tục vẽ tranh với các chủ đề về Bác Hồ.
Tranh của họa sĩ Xuân Phúc được các cơ quan bộ, ngành Trung ương dùng làm quà tặng ngoại giao với các nước... |
Tranh của họa sĩ Xuân Phúc được các cơ quan bộ, ngành Trung ương dùng làm quà tặng ngoại giao với các nước... |
Đến năm 1997, gia đình ông chuyển ra Hà Nội sinh sống. Nhiều tranh vẽ của ông với các đề tài khác nhau được ông gửi trưng bày tại các cửa hàng tranh nổi tiếng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nhưng “không hiểu sao” mọi người lại thích tranh Bác Hồ hơn các tranh khác do ông vẽ, các bức tranh về chân dung của Bác được nhiều người yêu thích và liên tục đặt mua. Thế là “hữu xạ tự nhiên hương” tranh của ông được các cơ quan bộ, ngành Trung ương dùng làm quà tặng ngoại giao với các nước, như: Pháp, Liên bang Nga, Lào, Campuchia...
Họa sĩ Xuân Phúc chia sẻ: Vẽ chân dung các vị lãnh tụ nói chung có cái khó là phải làm sao chuyển tải được thần thái của nhân vật, điểm nhấn là khuôn mặt và đặc biệt là đôi mắt. Vì vậy, tôi đã đọc nhiều và nghiên cứu kỹ các tư liệu về Bác, để có thể thẩm thấu được cả hình dáng, phong cách của Bác. Tôi chỉ cần dựa trên một tư liệu lịch sử nào của Bác là có thể khắc họa ra ngay ra được chân dung Bác với nhiều tư thế đứng ngồi và thần thái khác nhau. Tôi đặc biệt chú trọng vào ánh mắt của Bác, tôi cố gắng vẽ sao cho đôi mắt ấy “chuyển tải” được thông điệp đây là vị lãnh tụ trí tuệ và anh minh, một người có tư tưởng rộng lớn, nhưng cũng rất gần gũi, giản dị như đời thường của Bác. Càng trân trọng và kính yêu Bác bao nhiêu thì mình càng chuyển hóa được cái “thần”, cái hồn và cảm xúc chân thực của mình vào mỗi bức tranh. Ông nói.
Nhiều năm qua, họa sĩ Xuân Phúc không chỉ vẽ tranh Bác Hồ “theo đơn đặt hàng” từ các nơi, mà ông còn phụ trách thiết kế, thi công các công trình văn hóa, nghệ thuật lớn trên cả nước như: Công trình trùng tôn tạo các điểm văn hóa tâm linh, chùa chiền ở Hà Nội, công trình trang trí nội thất của Ban Tôn giáo Chính phủ, các công trình Mỹ thuật ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Nhà máy thủy điện Sơn La, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc Gia Bái Tử Long…
Mới đây, họa sĩ Xuân Phúc còn phối hợp với doanh nhân Cao Đạt, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Thanh Hóa tại TP.Hồ chí Minh để thiết kế, thực hiện Dự án rất lớn là quần thể Du lịch tâm linh Ngàn Nưa, ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, tại đây theo kế hoạch dự kiến sẽ có các công trình Văn hóa lịch sử được tái hiện như: Đền An Tiêm, Đền Bà Triệu, công trình Rồng Vàng Đại Phúc, Trường tranh tái hiện lại Văn hóa lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ…
Phòng trưng bày tranh của Họa sĩ Xuân Phúc ở đường Bình Lợi, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh - điểm liên lạc, họp mặt của Group Doanh nhân Cao Đạt, CLB Doanh nhân Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh. |
Phòng trưng bày tranh của Họa sĩ Xuân Phúc ở đường Bình Lợi, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh - điểm liên lạc, họp mặt của Group Doanh nhân Cao Đạt, CLB Doanh nhân Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh. |
Tôi hiện nay sáng tác đi sâu về đề tài “chân dung phong thủy tâm linh” theo bút pháp “tân cổ điển”. Tôi cho rằng, nếu nội dung của tác phẩm mang tính chất chân quê, vùng miền của quê hương đất nước con người thì tôi thể hiện bút pháp “thực, và cực thực”; nếu mà vẽ đề tài về xã hội, theo triết học phương đông thì tôi đi theo bút pháp “siêu thực”. Nhưng giữa “thực, siêu thực, cực thực” đều là trong tâm hồn mình cả thôi. Mình phải chắt lọc cái gì đó tinh túy, cái giá trị cốt lõi. Nghệ thuật hội họa hay các môn nghệ thuật khác…Suy ra đều hướng đến giá trị của “chân thiện mỹ”. Họa sĩ Xuân Phúc nói.
Tác giả bài viết: ĐỨC HẢI
Nguồn tin: https://ngaymoionline.com.vn