CHÙA PHỔ HIỀN -  ĐIỂM VĂN HÓA TÂM LINH TIÊU BIỂU Ở THÀNH PHỐ BẢO LỘC

 Admin    Thứ sáu - 10/06/2022 05:21
Cách trung tâm Thành phố Bảo Lộc 10km, nằm trên trục đường chính Quốc lộ 55 - tuyến đường “huyết mạch” nối liền hai tỉnh Lâm Đồng - Bình Thuận. Nhiều năm trở lại đây là một địa điểm “du lịch văn hóa tâm linh” thu hút du khách thập phương xa gần tìm đến đó là Chùa Phổ Hiền (còn gọi là Chùa Đá Đen).

 

DSC 2625

Chánh điện Chùa Phổ Hiền (Chùa Đá Đen)

Chùa Phổ Hiền được thành lập từ năm 1994, do Hòa thượng Thích Đức Nghi khai sơn. Trước đây Chùa chỉ là một mái lá với những tấm bạt để che mưa nắng, làm nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cho người dân địa phương. Đến năm 2010, Đại Đức Thích Đồng Quán được Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Lâm Đồng thuyên chuyển bổ nhiệm về làm trụ trì.

Với sự năng động của Đại Đức Thích Đồng Quán cùng những đóng góp, phát tâm cúng dường của các phật tử, đạo tràng xa gần, nên đến năm 2013 Chùa chính thức khởi công xây dựng mới ngôi Đại hùng bảo điện và từng bước hoàn thiện nhiều công trình như: cổng Tam quan, núi Phổ đà Quán Thế Âm, nhà Tăng, nhà phương trượng, tháp chuông, trống, trai đường…và nhiều công trình văn hóa tâm linh khác tại đây.

1

Đại Đức Thích Đồng Quán – Trụ trì Chùa Phổ Hiền

HÌNH 01

Đại Đức Thích Đồng Quán – Trụ trì Chùa Phổ Hiền chia sẻ: Để hình thành được ngôi Tam Bảo trang nghiêm, đẹp đẽ như ngày hôm nay là một quá trình đầy “gian akhó”, sự gia hộ của Tam Bảo, với tâm huyết của Thầy Trụ trì cùng quý Phật tử từ mãnh đất hoang sơ, mái tranh vách nứa mà đến ngày hôm nay đã được một ngôi Bảo điện uy nghiêm, tráng lệ và cảnh quang xung quanh Chùa đẹp như vầy.  

Và để có các công trình  xây dựng bằng đá ở Chùa thì nhiều năm Thầy cùng các phật tử lặn lội xuống dòng suối Đại Bình để tìm vớt những viên đá thiên nhiên dưới dòng thượng nguồn mang về tích trữ để xây dựng Chùa. Hàng ngày Thầy và các phật tử phải khuân vác, di chuyển hàng chục cây số để có được số lượng hàng trăm tấn đá như vậy.

DSC 0483 e1524328680125

DSC 2627

 Đá Đen – là loại đá dưới dòng suối Đại Bình (Da R’gna) có màu đen đặc biệt, (giống loại đá dùng để viết thư pháp, vẽ cảnh…), thân đá tròn nhẵn, láng mịn bởi có sự tác động dòng chảy của nước mài dũa qua hàng triệu năm, những viên đá thiên nhiên này đã được trang trí dán vào các cột, bức tường, lối đi…với bàn tay khéo léo của nghệ nhân và những người thợ có tay nghề cao, nhiều cây cột, bức tường của ngôi Đại hùng bảo điện, cùng các công trình khác  được trang trí bằng đá đen nên đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật văn hóa tâm linh đầy ấn tượng.

Chùa Phổ Hiền sừng sững uy nghiêm với lối kiến trúc cổ truyền thống của Phật giáo Bắc Tông, mái chùa cong vút màu ngói đỏ, bên ngoài Đại hùng bảo điện là những bức tượng phù điêu với những câu chuyện về Phật pháp nhiệm màu…bên trong chánh điện là một bầu trời trong xanh, những làn mây trắng, trong lành đang lơ lững cùng Chư Thiên rãi hoa cúng dường Đức Phật, đang tỉnh tọa dưới gốc cây Bồ đề do những nghệ nhân điêu khắc nỗi tiếng đắp vẽ nên. Pho tượng Phật Bổn Sư được tôn trí nơi Đại hùng Bảo điện Chùa Phổ Hiền bằng đồng có chiều cao 3.2m, nặng 2500kg, đã được giác vàng do sự phát tâm cúng dường của hàng ngàn phật tử gần xa.

Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng

Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung

Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của tổ tông

HT Thích Mãn Giác (Huyền Không)

HÌNH 05

HÌNH 04

HÌNH 03

DSC 2642

Đá Đen – là loại đá dưới dòng suối Đại Bình (Da R’gna) có màu đen đặc biệt, (giống loại đá dùng để viết thư pháp, vẽ cảnh…) - thân đá tròn nhẵn, láng mịn những viên đá thiên nhiên này đã được các Nghệ nhân trang trí dán vào các cây cột, bức tường của Chánh điện…

Trước mặt Chánh điện Chùa, hướng về phía tây, là một bức tranh thủy mặc với phong cảnh thiên nhiên của dãy núi Đại Bình hùng vĩ uốn lượn, ẩn hiện trong sương mờ thật là tuyệt diệu.

Cảnh quang xung quanh ngôi Chùa là những hòn non bộ, chậu cây cảnh bonsai quý hiếm được tạo dáng “độc lạ”, đây là những tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên do bàn tay của Thầy trụ trì, chăm sóc tạo nên làm cho Chùa Phổ Hiền có một sắc thái độc đáo riêng, đầy ấn tượng.

DSC 2633

DSC 2630

HÌNH 06

DSC 2620

Vào những ngày cuối tuần Chùa Phổ Hiền thường tổ chức chương trình tu học, nghe thuyết Pháp cho các phật tử gần xa. Ngoài ra hằng năm vào các ngày lễ lớn của Phật Giáo, Chùa tổ chức các sự kiện văn hóa tâm linh với hàng ngàn tín đồ Phật tử, các nhóm thiện nguyện, các đạo tràng, các doanh nhân cùng văn nghệ sĩ ở TP.HCM và các tỉnh thành trong cả nước tề tựu về đây để tham gia, lễ bái.

Nhiều nhóm đạo tràng, nhóm thiện nguyện, nhóm nghệ sĩ như: nhóm thiện nguyện Mây Lành, nhóm Đạo Tràng Pháp Hoa Đại Bi, nhóm Nghệ sĩ Phượng Nga, Chế Thanh, Hồng Tơ..v.v cũng thường xuyên có mặt ở Chùa Phổ Hiền để phục vụ công tác phật sự vào các ngày lễ trong năm.

1 bb baaac2ZpEb

hình 08

hình 10

IMAG0757 e1493611732755

hình 09

Du khách đã đến đây sẽ thấy được vẽ đẹp các  công trình mỹ thuật văn hóa tâm linh của Chùa Phổ Hiền trong không khí se lạnh xứ cao nguyên Lâm Đồng đem lại cho mọi người một cảm giác thanh thoát, yên bình đến lạ thường.

 

Hạnh phúc là khi giữa đổi thay

Lắng yên – tArọn vẹn phút giây này..

Ngắm bình minh đến, hoàng hôn lại

Thả hết ưu phiền.. theo gió bay…

Thích Tánh Tuệ ( Như Nhiên)

 

Chùa Phổ Hiền chính là điểm du lịch văn hóa tâm linh dành cho mọi người khi đến với Thành phố Bảo Lộc cũng như huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Địa chỉ để bạn tìm đến: 

CHÙA PHỔ HIỀN: Thôn 13, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng

Tác giả bài viết: ĐỨC HẢI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
VGS
MXHV
THÔNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay19,534
  • Tháng hiện tại409,037
  • Tổng lượt truy cập11,643,861
THĂM DÒ Ý KIẾN

Smartphone đáng mua nhất đầu năm 2020

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây