7 TƯ DUY THẤT BẠI CỦA GIA ĐÌNH CEO

 Admin    Chủ nhật - 27/06/2021 23:59
Đâu đó các doanh nhân, CEO, người Việt, nhất là các Việt Kiều về tìm giải pháp thay đổi sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của gia đình những thất bại vì quá chênh lệch cái văn hóa gia đình của mình ở quê và người làm việc với mình. Những giá trị này còn mãi trong cuốn sách “Văn hóa gia đình doanh nhân” – Nhà xuất bản lao động của Tác giả Tiến sĩ Mộc Quế.
7 TƯ DUY THẤT BẠI CỦA GIA ĐÌNH CEO

 

Nơi nào có gia đình, nơi đó luôn có nhiều niềm vui. Kỉ niệm 20 năm ngày gia đình Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư chúc gia đình Việt Nam và đại gia đình tổ quốc “Vì một Việt Nam vươn xa toàn cầu, hùng cường và thịnh vượng”

Đâu đó các doanh nhân, CEO, người Việt, nhất là các Việt Kiều về tìm giải pháp thay đổi sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của gia đình những thất bại vì quá chênh lệch cái văn hóa gia đình của mình ở quê và người làm việc với mình. Những giá trị này còn mãi trong cuốn sách “Văn hóa gia đình doanh nhân” – Nhà xuất bản lao động của Tác giả Tiến sĩ Mộc Quế.

20 năm tầm nhìn đúng và những hoàn cảnh này vẫn chưa thay đổi, với văn hóa gia đình 0.4, có thể vươn xa toàn cầu, văn hóa gia đình đó có góp phần làm Việt Nam hùng cường và thịnh vượng không?

Ngoài hàng ngàn việc không tên, nhưng rất giá trị của gia đình như hiếu thảo, xây dựng tổ ấm, đức hy sinh, cấp dưỡng yêu thương, nhường nhịn, khiêm tốn, chia sẻ, quay về nhận lỗi, che chở, giúp đỡ,.. Đối với doah nghiệp – doanh nhân văn hóa gia đình của doanh nghiệp rất ảnh hưởng thành bại của doanh nghiệp và cộng đồng giới kinh doanh

Chúng tôi gặp tác giả của cuốn sách best seller, nó là hiện tượng của tỉnh Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Yên Bái những năm 2012-2017, khi tác giả về Tỉnh làm việc “Dự án xây dựng kinh tế đô thị”, suốt 5 năm ở các tỉnh này do FCM – Liên đoàn đô thị Canada (Bộ Ngoại giao) giúp Việt Nam. Với tư cách chuyên gia. Tiến sĩ Mộc Quế - tác giả cuốn sách, nói riêng Tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 đã photo trên 50.000 cuốn cho các thôn đi học về xây dựng nông thon mới và đổi mới tư duy cho gia đình nông dân. Nhóm phóng viên tạp chí Môi trường Sức khỏe chúng tôi giao lưu với tác giả, chia sẻ 4 tình huống doanh nghiệp bị cán bộ CNV họ có văn hóa gia đình 4.0 làm thiệt hại cho doanh nghiệp, đến nay họ vẫn không sửa chữa. Dù họ là CBCNV doanh nghiệp trong thời CMCN 4.0

PV hỏi: Có những xưởng, nhà máy trong khu công nghiệp, CNV làbà con của CEO từ trước tết đến hết tháng 2 âm lịch, rằm, mùng 1, lễ tôn giáo, CBCNV tự nghỉ. Đó là văn hóa vùng miền, họ về nhà cúng tổ, cúng tế dòng họ, đi đền Trần,.. nhất là công nhân gốc gia đình miền Trung và miền Tây Bắc. 10 năm tập huấn các tỉnh, cuốn sách góp phần thay đổi tư duy văn hóa gia đình dòng họ các Tỉnh. Nhưng CNV họ thay đổi chậm vì sao?

Tiến sĩ Mộc Quế: Thế giới họ đã có được internet, giúp cho nông thôn đổi mới tư duy liên tục. Nông dân đã có nhiều tư duy đô thị, dù nơi sinh sống như nông thôn xưa. Nhiều gia đình nông dân có con em đi lên tỉnh học, đi lao động nước ngoài, đi làm ăn ngoài tỉnh, văn hóa, cách sống của gia đình đô thị, nếp sống đô thị tràn về nông thôn, nhưng vẫn còn nhiều người hễ thả ra là trở lại ngay “văn hóa gia đình 0.4”, dù họ làm việc trong môi trường 4.0, ở doanh nghiệp bạn có trường hợp này không? Họ thay đổi chậm  vì ý thức và moi trường cũ vẫn còn

Cô Hằng PV hỏi: Có những công ty, xí nghiệp ở miền Trung, vào dịp thu hoạch lúa đông xuân, hÈ thu, ở quê vì gia đình người trẻ đi làm xa quê trên tỉnh, họ tự về quê (thôn, làng xã để gặt lúa, giúp cha mẹ già, nên CEO xí nghiệp điên đầu,cơ quan tự đóng cửa trong cả tuần mà họ tỉnh bơ, vậy phải làm sao với văn hóa gia đình kiểu như vậy?

Tiến sĩ Mộc Quế: một năm xí nghiệp có CNV dân miền Tây Bắc, miền Trung luôn bị những tuần lễ mất công nhân, rồi lại tốn tiền đào tạo số mới, xí nghiệp nhà máy trở tay không kịp. Vậy CNV miền Nam thì sao? Đừng chú trọng Bắc hay Nam, mà ai có tư duy đô thị thì họ được cái văn hóa gia đình đô thị đó chi phối, trên nền tảng truyền thống tốt đẹp của nông thôn, nay có thêm tư duy đô thị. Dù họ ở quê lên Sài Gòn, nhưng không quê chút nào, không bị tư tưởng 0.4 chi phối, họ rẩt “đô thị sinh thái”, vì vậy, văn hóa gia đình họ rất hiền hòa, chất phát, rất lành của nông dân sinh thái, cộng với trí tuệ, tư duy đô thị khai phóng, biết dùng công nghẹ đi kinh doanh và tác nghiệp đô thị. Người ta hay nói là “đô thị sinh thái”, “rừng trong thành phố”, “công viên trong khu phố”, khi có tư duy đô thị, họ giảm tính bầy đàn, giảm tình trạng 500 chị em ném đá vô tội vạ. Do vậy, doanh nhân, doanh nghiệp phải chú trọng giáo dục: Tư duy đô thị, cách làm việc theo hệ thống tư duy Do Thái, cái mà 30 năm trước Singapore họ chú trọng giáo dục gia đình 4 dân tộc bản địa ở Singapore, 1 làng chài đã hội nhập 50 năm vào công nghệ quản lí, nên họ thay đổi tư duy, ổn định gia đình, phát triển xã hội. Bạn đã có tư duy đô thị, phong cách đô thị, ứng xử đô thị chưa? Nếu chưa thì doanh nghiệp của bạn sẽ gặp khó khăn về “nhân sự 0.4”

Cô Tiên PV hỏi: có cán bộ quản lí doanh nghiệp rất giỏi, 1 năm về quê 10 ngày, nhưng sau đó họ ở nhà luôn 1 tháng, đó là văn hóa gia đình dòng họ ở quê. Ta thấy do văn hóa gia đình, nhiều CEO chịu thua luôn, vậy giải pháp quản lí phải làm sao khi quản lí, CBCNV  là gia đình của CEO?

Tiến sĩ Mộc Quế: Tất cả người ở quê, ở vùng sâu vùng xa, trên thế giới họ đều có tư duy như vậy cả, không chỉ có ở Việt Nam. Ngay ở Canada (Toronto – Thành phố lớn), nhưng khi có những ngày chợ quê, họ làm kinh doanh bán đủ thứ đồ ở quê giống sản phẩm OCOP (nông thôn mới) của Việt Nam,thì cách bán, cách tổ chức, cách giao tiếp của họ cũng rất 0.4. Trong 1 nước tiên tiến, hiện đại. Do vậy chúng ta nên có tư duy là: chúng sanh đa dạng, mỗi cái đều có cái hay riêng của nó, điều quan trọng là ta phải biết kinh doanh cái 0.4 trong môi trường 4.0, thì 0.4 vẫn có giá trị. Nghĩa là CEO phải chú ý nguồn gốc xuất xứ của CBCNV, CEO phải hiểu văn hóa vùng miền, nơi phát huy các giá trị văn hóa gia đình của CBCNV và khách hàng. Riêng những hoàn cảnh của các công ty, xí nghiệp, văn phòng kinh doanh, luôn dự trữ các CEO, manager, director kế thừa, và sẵn sàng thay thế ngay không để bị động (tức là luôn 4.0) còn để bị động là 0.4, tức là ỷ lại, thụ động, thiếu dự phòng. Như vậy, phải giáo dục tư duy đô thị cho tất cả CBCNV, nhất là DN nào có nhiều người “gốc 0.4”. Doanh nghiệp huấn luyện ngắn gọn, rõ ràng, KPI cụ thể họ sẽ thành công.

Nam Anh PV hỏi: có địa phương cả làng vào làm việc cho 5 nhà máy trong Khu công nghiệp, do ngày hội làng, cúng đền thờ dòng họ, công nhân rủ nhau về quê, 5 xí nghiệp chết đứng, đình chỉ sản xuất khi đơn hàng đang khẩn trương làm, vì là đồng hương, lãnh đạo gọi về quê nhờ gia đình động viên vào làm việc, gia đình họ trả lời “Bác chả có biết gì cả, bác không có quê, không có dòng họ à?” vậy CEO phải làm sao?

Tiến sĩ Mộc Quế: Doanh nhân có làm nhà máy, xí nghiệp hay có dây chuyền sản xuất hoặc các công ty xây dựng vì thuê công nhân giá rẻ, nhất là các công ty xây dựng cần thợ nhiều, họ đi xa, không cần nhà cửa, bán sức lao động nuôi thân, chỉ có lao động chân tay, ăn ở, ngủ tại công trường, có tiền xài, ít có điều kiện lo cho gia đình ở quê, họ đi với thầu xây dựng, hay 1 người ở đô thị mà có quê gốc ở tỉnh xa, họ về kéo 1 thôn, 1 làng đi làm. Các doanh nhân này ít chú trọng đào tạo, chăm lo, coi trọng người lao động, đánh công trình hết rồi đi nơi khác, rất có hại. Từ đó ta rút kinh nghiệm, muốn kinh doanh bền vững phải tạo 1 gia đình cho họ ở 1 khu KTX công ty, nhà máy, số còn lại họ đi làm rồi về xí nghiệp, kiểm soát tiền lương, dịch bệnh, ý thức, xây dựng công đoàn, giáo dục,.. và đừng nhận người làm mà có văn hóa gia đình thấp thì CEO thất bại thôi

Cẩm Minh PV hỏi: để viết 1 cuốn sách mất 10 năm, làm tư vấn, dạy học đi thực tế từ thôn lên, nhất là tìm hiểu các gia đình rạn nứt, tan vỡ. Tiến sĩ Mộc Quế đúc kết nguyên nhân tạo ra thất bại vì trong gia đinh họ luôn có sự hiện diện của tư tưởng và hành vi thất bại. Vậy xin thầy bật mí các bí mật tạo ra tư duy thất bại này?

Tiến sĩ Mộc Quế:

Bảy thất bại – bảy viruss thất bại nó lây nhanh hơn viruss Corona

  1. Người thất bại luôn lấy lí do thanh minh và luôn né tránh trách nhiệm đối với các việc họ thấy khó, dễ họ làm, khó họ tránh
  2. Người thất bại luôn so sánh, so bì với mọi người – tìm lí do so bì, tự ái
  3. Người thất bại hay nhiễm các thói quen xấu, nhưng luôn cho mình là sành điệu, hợp thời, cho là goute, thích làm thủ lĩnh mà không có trình độ
  4. Người thất bại luôn tìm thấy ưu điểm của mình và chỉ thấy khuyết điểm của người khác
  5. Người thất bại chỉ nuôi dưỡng mối quan hệ của những ai mà từ đó họ sẽ có những thứ mà họ muốn, thích mua chuộc, quà cáp, hối lộ
  6. Người thất bại chỉ quan tâm đến bản thân với những nhu cầu trước mắt và bất chấp mọi thứ để thực hiện, không cần biết đó là điều tốt hay xấu, chỉ biết có lợi ích thôi
  7. Người thất bại nuôi dưỡng một thân xác to lớn với một nhân cách nhỏ hơn, không có 1 tính cách nhân tài nào cả

Trên đây là các bí mật của người thất bại, người tạo ra sự đổ vỡ, thần thất bại, thần phá hoại. CEO phải quan sát trong đối tác, trong nhà cung cấp, trong CBCNV, người gần mình, nếu họ thể hiện 1/7 đặc điểm trên có nghĩa là viruss thất bại đã lây nhanh rồi, hãy tìm ngay Tiến sĩ Mộc Quế - vua giải pháp cho doanh nghiệp để trị bệnh thất bại và vực dậy nền kinh tế

 

PV nhân ngày Gia đình Việt Nam, ở góc cạnh quản lí doanh nghiệp, CEO, giám đốc kinh doanh, nhờ gia đình công nhân, có tư duy tốt, họ giúp chủ doanh nghiệp, CEO làm giàu thì CEO, doanh nghiệp lo gia đình họ ra sao để 4 hoàn cảnh trên ít xảy ra. Cảm ơn Tiến sĩ Mộc Quế - tác giả cuốn sách Văn hóa gia đình Doanh nhân đã chia sẻ một góc nhìn mới về văn hóa gia đình doanh nhân giúp cho CEO có năng lực tư duy đô thị mới xử lí được 4 loại văn hóa gia đình doanh nhân kém và có cách quản lí 7 điểm yếu của người thất bại.

Biên tập: Cẩm Minh – Nam Anh và những người bạn

Tác giả bài viết: Cẩm Minh - Nam Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
VGS
MXHV
THÔNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay8,128
  • Tháng hiện tại99,447
  • Tổng lượt truy cập13,708,069
THĂM DÒ Ý KIẾN

Smartphone đáng mua nhất đầu năm 2020

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây