Mạng Xã Hội Việt

http://mangxahoiviet.vn


Xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh: Nhiều cơ sở tái chế nhôm, nhựa hoạt động không phép, gây ô nhiễm nghiêm trọng

Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của nhiều người cao tuổi ở xã Vĩnh Lộc A phản ánh, nhiều cơ sở tái chế nhôm, nhựa không phép ở các ấp trong xã vô tư xả chất thải, rác thải ra môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân trong khu vực.

Biết sai … vẫn làm!

Từ ngã 3 Quách Điêu, đi vào cuối đường liên ấp 2-6, bên phải là lò tái chế nhôm của ông T; bên trái là lò tái chế nhôm của ông Ph và xưởng tái chế nhựa của bà M, được biết các cơ sở tái chế nhôm, nhựa này hoạt động không giấy phép về sản xuất kinh doanh cũng như bảo vệ môi trường và hồ sơ pháp lí theo quy định. Các nhà xưởng được xây dựng trên đất nông nghiệp và hoạt động nhiều năm nay, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và bức xúc dư luận.

Tại lò tái chế nhôm của ông Ph, có một dãy nhà xưởng được xây dựng không phép, lợp tôn cao sừng sững, ngang nhiên tồn tại như thách thức pháp luật. Bên trong nhà xưởng là hàng “núi” các loại vỏ bia, nước ngọt… chất chồng; lò đốt rực cháy, khói mù mịt, kèm mùi khét lẹt, chủ cơ sở đặt một ống dẫn dài khoảng 40m xả các loại xỉ nhôm ra bãi đất trống, có thể xảy ra cháy nổ bất cứ lúc nào.

Ở lò tái chế hạt nhựa (thành phẩm hạt nhựa) của bà M: Hàng tấn túi nilon, vải loại cùng hạt nhựa, chất chồng, ngổn ngang cùng với các ống nhựa tái chế bán cho các quán nước, nhà hàng làm ống uống nước. Các loại rác thải ngổn ngang, hồng trước và sau cơ sở; máy móc hoạt động rầm rộ; công nhân lao động không tuân thủ quy định theo pháp luật lao động.

Trao đổi với chúng tôi, bà M cho biết: “Cơ sở không có giấy phép về tái chế hạt nhựa; chúng em cũng được UBND xã Vĩnh Lộc A, mời lên làm việc và ráng làm nốt còn lại số phế phẩm cũ tồn lại; hai tháng nữa cơ sở của chúng em ngưng hoạt động”. Khi được hỏi: “Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường và không có các loại giấy phép hoạt động theo quy định, tại sao bây lâu nay vẫn hoạt động?”. Bà My im lặng và chuyển qua câu chuyện khác.

Tại lò tái chế của ông T, có các loại vỏ lon bia, nước ngọt, hàng tấn mét khối xỉ nhôm vô tư chất chồng trên bãi đất trống; và các loại rác thải nằm la liệt trong các xưởng, trên bờ kênh. Vào mùa mưa, nước đen như mực từ các loại chất thải chảy ra thẩm thấu vào lòng đất hoặc ra kênh rạch. Cùng với đó là những cột khói đen sì cuồn cuộn bốc cao lên không gian, kèm theo mùi hôi thối nồng nặc.

Trao đổi với chúng tôi, ông T cho biết: “Biết rằng hoạt động là sai pháp luật, nhưng do hoàn cảnh khó khăn, cũng vì cuộc sống mưu sinh.”

Bức xúc của nhiều người cao tuổi

Cứ khoảng 15 giờ hằng ngày đến gần sáng hôm sau, các cơ sở nói trên rực lửa tái chế nhôm, nhựa hạt khí độc từ các cơ sở bốc mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Nhiều người, nhất là người già và trẻ em bị ho, mẫn ngứa; còn nước kênh rạch đen như mực, bốc nùi hôi thối…

Trong khi, theo quy định các cơ sở tái chế phế phẩm phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép, với các tiêu chí, kỹ thuật cần thiết… Tuy nhiên, không giấy phép nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân địa phương bức xúc.

Bà Thương, ngụ tại xã Vĩnh Lộc A bức xúc: “Những cơ sở tái chế nhôm, nhựa về tại ấp 2 A, xã Vĩnh Lộc A có khoảng 6 năm nay. Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh đến UBND xã Vĩnh Lộc A và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh về thực trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân (có nhiều người cao tuổi), nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn không xử lí dứt điểm.”

Khoản 1 Điều 5 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định1. Cơ quan tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.”; khoản 1, Điều 24: 1. Nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau đây để người cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình: a) Tạo điều kiện để người cao tuổi được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà người cao tuổi quan tâm”. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng chuyển nguyện vọng của các hộ dân, trong đó có người cao tuổi, đến Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh xem xét, giải quyết dứt điểm vụ việc phản ánh trên đây; xin thông báo kết quả để Tạp chí trả lời bạn đọc và người cao tuổi theo quy định.

Sau đây là những hình ảnh phóng viên Tạp chí Ngày mới chụp ở xã Vĩnh Lộc A và đơn tố giác của người cao tuổi

Nhiều cơ sở tái chế nhôm, nhựa hoạt động không phép, gây ô nhiễm nghiêm trọng

Một góc của cơ sở tái chế nhôm ở

Nhiều cơ sở tái chế nhôm, nhựa hoạt động không phép, gây ô nhiễm nghiêm trọng

Tập kết chất thải ngoài lò tái chế nhôm

Nhiều cơ sở tái chế nhôm, nhựa hoạt động không phép, gây ô nhiễm nghiêm trọng

Lò tái chế nhôm vẫn đỏ rực lửa dù không phép

Nhiều cơ sở tái chế nhôm, nhựa hoạt động không phép, gây ô nhiễm nghiêm trọng

Một gốc phế liệu tại cơ sở tái chế nhựa

Nhiều cơ sở tái chế nhôm, nhựa hoạt động không phép, gây ô nhiễm nghiêm trọng

Phế phẩm gây ô nhiễm tại cơ sở sở tái chế nhựa

Nhiều cơ sở tái chế nhôm, nhựa hoạt động không phép, gây ô nhiễm nghiêm trọng
Vô tư thải chất thải độc hại ra môi trường
Nhiều cơ sở tái chế nhôm, nhựa hoạt động không phép, gây ô nhiễm nghiêm trọng

 

Tác giả bài viết:  Công Trình – Mạnh Hùng

Nguồn tin: ngaymoionline.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây